Thành phố Thủ Đức đã chính thức được thông qua sau gần 2 năm chính quyền TPHCM xúc tiến xin thành lập TP Thủ Đức (hay Thành phố phía Đông) trực thuộc thành phố hiện hữu
Vào ngày 24/7, Hội nghị lần thứ 43 BCH Đảng bộ TP.HCM khóa X (2015 – 2020) đã bế mạc. Các đại biểu đã làm việc và biểu quyết thông qua nội dung nghị quyết hội nghị. Trong đó, có phần nội dung đề xuất tạm lấy tên “Thành phố Thủ Đức” được gọi cho khu Đông để trình Quốc hội thông qua.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết – Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nêu ý kiến: “Tên gọi TP Thủ Đức đã gắn liền với quá trình lịch sử, văn hóa của quận 2, quận 9 và Thủ Đức.”
Bí thư Thành ủy TP.HCM – ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu về đề án quy hoạch xây dựng thành phố phía Đông như sau: “Diện tích hơn 22.000 ha, dân số hơn 1,1 triệu. Định hướng phát triển là đô thị sáng tạo, tương tác cao của thành phố. Với các trụ cột có sẵn là: Khu công nghệ cao quận 9; Đại học Quốc gia TP.HCM tại quận Thủ Đức và Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2. Khả năng sẽ đóng góp 1/3 ngân sách cho nền kinh tế của TP.HCM. Đơn vị hành chính này được sát nhập từ 3 quận là: quận 2, quận 9 và Thủ Đức phải là được gọi thành phố, chứ không thể là quận”.
Thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc TP.HCM sẽ tận dụng được lợi thế riêng của từng quận. Hình thành động lực mới phát triển chung cho toàn TP.HCM. Trong thời gian vừa qua quận 2, quận 9 và Thủ Đức đều có mức tăng trưởng rất ấn tượng. Hạ tầng giao thông kết nối được chú trọng đầu tư mạnh mẽ. Định hướng là thành phố hạt nhân ứng dụng công nghệ cao của cả nước.
Bản đồ TP Thủ Đức được sát nhập từ 3 quận.
Trong phần thảo luận tại hội nghị, các đại biểu bày tỏ quan điểm đồng tình việc thành lập thành phố trong lòng thành phố. Tên gọi chính thức của thành phố mới sẽ được thống nhất sau khi Đề án được Quốc hội thông qua. Nghị quyết thống nhất sẽ tạm thời lấy tên gọi là “Thành phố Thủ Đức“.
TP Thủ Đức có nhiều thế mạnh vượt trội, đây là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho toàn TP.HCM.
Thứ 1: Vị trí địa lý là trung tâm miền Đông Nam Bộ, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển một cách đồng bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thông và tăng cường hợp tác kinh tế với các khu vực lân cận. Các công trình giao thông trọng điểm, là xương sống của nền kinh tế như:
• Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dự kiến được đi vào hoạt động từ cuối năm 2021.
• Đường Vành đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch) đang được bàn giao mặt bằng và thi công một số đoạn.
• Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, QL1A, QL1K, XLHN, đường Vành đai 2…
• Những tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn, Đồng Nai cũng được đầu tư phát triển.
Ngoài ra, thành phố Thủ Đức có vị trí rất thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics. Điều phối vận chuyển hàng hóa, đa dạng phương thức vận chuyển.
Thứ 2: Hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ với sự tham gia từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Quy hoạch mang tính tập trung tại khu công nghệ cao quận 9 và làng Đại học Quốc gia Thủ Đức sẽ là chủ đạo. Đóng vai trò thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cho TP. Thủ Đức trong tương lai.
Thứ 3: Khu vực này đã hình thành một số phân khu chức năng hiện hữu: khu đô thị Thủ Thiêm (chức năng thương mại – tài chính quốc tế); Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc.
Với những ưu điểm nổi trội kể trên, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh có thể giúp khu Đông – TP. Thủ Đức trở nên khác biệt với các đô thị trong vùng.
Chiều ngày 9/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM với tỷ lệ tán thành là 100%. Nghị quyết được đưa ra dựa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 quận gồm: Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
MỞ BÁN 100 CĂN HỘ NHẬT BẢN ĐẸP NHẤT
VINHOMES GRAND PARK
VỐN ĐÚNG 288 TRIỆU- TẶNG VC 200 TRIỆU
HỔ TRỢ VAY 80% - 35 NĂM - MIỄN GỐC LÃI
Nguồn : kinhdoanhdiaoc